Những sai lầm không thể chấp nhận của mẹ khi cho trẻ dùng bỉm
Mua và đóng bỉm cho con dường như đã là chuyện bình thường và là những việc mà các mẹ đều quen thuộc. Tuy nhiên còn có rất nhiều mẹ mắc lỗi sử dụng bỉm gây ra tình trạng hăm ngứa, ảnh hưởng đến cơ quan sinh sinh dục của trẻ.
1. Dùng lại bỉm cũ
Con vừa mới thay bỉm mới thì lại đi tắm và tắm xong lại cho con mặc... Đây là thói quen của nhiều mẹ vì muốn tiết kiệm và sợ lãng phí. Tuy nhiên, mẹ đã quên rằng nếu để bỉm quá lâu thì sẽ tạo điều kiện cho môi trường vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Hơn nữa, nó cũng sẽ gây cho trẻ cảm giá khó chịu, mắc nhiều các bệnh về da: hăm, lở loét, viêm nhiễm….
2. Cho con mặc bỉm 24/24
Đóng bỉm vô dùng tiện dụng là lý do khiến các bà mẹ lệ thuộc quá nhiều vào chúng, để con dùng 24/24 mà không hề quan tâm đến tác hại nguy hiểm của nó. Đặc biệt vào mùa nóng, sẽ khiến trẻ dễ bị hăm, viêm da, loét nơi mặc bỉm, nhiễm khuẩn đường tiêu, biến chứng suy thận.
Mẹ nên để con được “thả rông” vài tiếng mỗi ngày để làm dịu da trẻ và tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
3. Để bỉm quá 8 tiếng
Nếu quá bận, mẹ thường quên thay bỉm cho con hoặc vì muốn tiết kiệm mà “mặc cố” vài tiếng ... Để an toàn, một miếng bỉm chỉ có thể mặc trong vòng 4 tiếng, với bỉm khoảng 2-3 tiếng.
4. Mua bỉm trần cho con dùng
Thời buổi kinh tế khó khăn, tài chính eo hẹp khiến việc mua bỉm luôn làm các chị em đau đầu. Bỉm trần được bán tràn lan trên thị trường online được xem là giải pháp thần thánh cho các mẹ và được nhiều mẹ rỉ tai truyền nhau như một “bí kíp” tiêu dùng giá rẻ. Đánh vào tâm lý ham rẻ, các mẹ bỉm đã đổ xô đi tìm mua mà không cần quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng của sản phẩm.
Tuy nhiên ta sẽ thấy, với những trẻ làn da khỏe, sức đề kháng cao thì mức độ ảnh hưởng không lớn và không có biểu hiện, đối với trẻ da nhạy cảm, bỉm trần dễ khiến trẻ bị hăm, nặng hơn có thể dị ứng, lở loét, viên nhiễm vùng sinh dục... Đây là vấn đề mà các mẹ cầm tìm hiểu và cân nhắc kỹ trước khi mua dùng.
5. Bỉm cần kích cỡ
Ngoài các loại size bỉm theo cân nặng của trẻ, mẹ cần quan tâm và để ý chọm bỉm theo giới tính của con. Với trẻ trai, lóp lót của bỉm nên dày hơn ở vị trí phía trước và với trẻ gái thì dày hơn ở phần giũa và phía sau để phù hợp. Tuy nhiên, nó cũng liên quan đến độ tuổi khi trẻ nằm là chủ yếu, hay đi là chủ yếu, hay bò hay ngồi thì dạng bỉm cũng nên cần thay đổi. Chính vì vậy, mặc bỉm đúng giới tính, thời điểm, kích cỡ sẽ giúp trẻ thoải mái hơn.
6. Con đi học vẫn mặc bỉm
Trẻ có thể dùng bỉm cho đến khoảng 2- 3 tuổi, mẹ nên giúp con dần học thói quen tự đi vệ sinh, tránh trinh trạng trẻ đi tiểu không tự chủ, gây hại đường tiết niệu.